Các Vấn đề chính gồm:
+ Cổ tức là gì? Các loại hình Cổ tức
+ Thông tin Cổ tức được tìm thấy ở đâu? Lịch trình Cổ tức
+ Kiểu Chia Cổ tức và Nguyên tắc Chia Cổ tức Tiền mặt, Cổ tức Cổ phiếu
+ Cách gọi Đơn vị Tỷ lệ Chia Cổ tức Tiền mặt và Cổ tức Cổ phiếu
+ Đợt Cổ tức và Số lần Trả Cổ tức
+ Nguồn gốc và Nguyên tắc Chia Cổ tức Tiền mặt – Cổ tức Cổ phiếu.
Cổ tức là gì? Các loại hình Cổ tức
– Khái niệm Cổ tức: Chúng ta đã biết rằng sau một năm làm ăn thuận lợi thì các Công ty Niêm yết thường sẽ Tổ chức Đại hội cổ đông Thường niên vào đầu năm. Tại Đại hội này, ngoài việc Tổng kết Kết quả Kinh doanh năm vừa rồi và đề Kế hoạch Kinh doanh năm tới thì Công ty Niêm yết thường sẽ nêu vấn đề Chia chác số Lợi nhuận đã đạt được trong năm rồi ra sao. Thậm chí là Kế hoạch Chia chác Dự kiến của năm tới. Ta có:
Trong hình: Thông báo về việc Phân phối Lợi nhuận 2017 của Vietcombank tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2018. Trong đó có Chia Cổ tức năm 2017 bằng Tiền mặt với Tỷ lệ 8% (Link gốc ảnh)
Trong hình ảnh trên là Nghị quyết Đại hội Cổ đông Thường niên năm 2018 của Ngân hàng Vietcombank (Trang 18/22). Ta thấy tại phần Phân phối Lợi nhuận 2017 thì Vietcombank đã trích lập để Phân phối Lợi nhuận kiếm được vào nhiều Quỹ, trong đó có Chia Cổ tức năm 2017 bằng Tiền mặt với Tỷ lệ 8% của Vốn Điều lệ, tức 2.878 tỷ đồng trên Tổng Lợi nhuận 2017 kiếm được 8.849 tỷ đồng (Chiếm 32,5% số Lãi) và cũng là chiếm chính trong quá trình Phân phối Lợi nhuận. Như vậy, Cổ tức chính là 1 phần số Lãi Công ty kiếm được hàng năm và chia lại cho Cổ đông. Cổ tức đôi khi còn được gọi dưới các cái tên khác cũng mang ý nghĩa tương tự như: Chi Cổ tức, Chia Cổ tức, Trả Cổ tức, Chi Trả Cổ tức hay Tạm ứng Cổ tức.
– Loại hình Chia Cổ tức: về cơ bản việc Chia Cổ tức sẽ tồn tại dưới 2 hình thức là: Cổ tức Tiền mặt hoặc Cổ tức Cổ phiếu.
+ Cổ tức Tiền mặt là gì? Là việc dùng 1 phần lãi kiếm được hàng năm để Chia Tiền mặt cho Cổ đông. Hình thức này tương tự như trong Ví dụ của Vietcombank ở trên. Việc Chia tiền mặt này sẽ có ưu điểm giúp cho Cổ đông nhận được Tiền thực chia từ quá trình làm ăn của Công ty. Tuy nhiên số tiền giữ lại để Tái Đầu tư Phát triển Công ty sẽ ít đi, có thể giảm khả năng Tăng trưởng Phát triển trong Tương lai. Nên thường Cổ tức Tiền mặt chỉ chiếm 1 phần của Lợi nhuận Sau thuế. Cổ tức Tiền mặt còn được gọi dưới các cái tên khác cũng mang ý nghĩa tương tự như: Cổ tức bằng Tiền mặt, Trả Cổ tức bằng Tiền, Chi Cổ tức bằng Tiền, Tạm ứng Cổ tức bằng Tiền, Trả Cổ tức bằng Tiền mặt, …
Trong hình: Thông báo về Ngày Chốt Danh sách Cổ đông nhận Cổ tức bằng Cổ phiếu của của Thế giới Di động tại Thông báo 11/2018. Trong đó có Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với Tỷ lệ 3:1
+ Cổ tức Cổ phiếu là gì? là việc dùng 1 phần lãi kiếm được hàng năm làm Nguồn vốn để Tăng Vốn Điều lệ thực góp cho Công ty. Hình thức này đối lập hoàn toàn với Hình thức Chia Tiền mặt ở trên ở điểm chỉ chia ra Cổ phiếu (hay còn lại là pha loãng thêm Cổ phiếu) hay Cổ đông chỉ nhận được thêm Cổ phiếu từ quá trình làm ăn của Công ty. Ưu điểm ở đây là số tiền giữ lại để Phát triển Công ty trong Tương lai sẽ lớn hơn, tuy nhiên lại không chứng minh được Công ty có Tiền hay các Cổ đông dài hạn không thích 1 Cổ phiếu nắm giữ nhiều năm mà không nhận được 1 đồng Cổ tức Tiền mặt nào. Cổ tức Cổ phiếu còn được gọi dưới các cái tên khác cũng mang ý nghĩa tương tự như: Cổ tức bằng Cổ phiếu, Trả Cổ tức bằng Cổ phiếu,…
Thông tin Chia Cổ tức được Tìm thấy ở đâu? Lịch trình Cổ tức
Ở trên ta đã hiểu Cổ tức là gì và 2 loại hình Cổ tức được trả cho Cổ đông. Các thông tin như vậy sẽ được tìm thấy ở 1 trong các Thông tin và cũng là Lịch trình để Trả Cổ tức của Công ty Niêm yết trên sàn như sau:
– Kế hoạch tại Đại hội Cổ đông Thường niên Năm trước: Công ty Niêm yết trình bày Kế hoạch Kinh doanh của Năm nay, trong đó có Kế hoạch Chia Cổ tức cho cổ đông theo hình thức Tiền mặt hay Cổ phiếu và Tỷ lệ chia là bao nhiêu. Như trong Ví dụ là Đại hội Cổ đông Thường niên 2017 của Vietcombank tổ chức vào Ngày 28/04/2017 bàn Kế hoạch Kinh doanh 2017. Trong đó có:
Trong hình: Một số Kế hoạch năm 2017 của Vietcombank tại Đại hội cổ đông Thường niên 2017. Trong đó có Chi trả Cổ tức bằng Tiền mặt là 8% được thông qua (Link gốc ảnh)
– Chốt thực hiện tại Đại hội Cổ đông Thường niên Năm sau: Công ty Niêm yết tổng kết Kết quả thực hiện Kinh doanh năm vừa rồi, trên cơ sở đó nhắc lại và bỏ phiếu chốt cuối cùng về Chia Cổ tức cho cổ đông theo hình thức Tiền mặt hay Cổ phiếu và Tỷ lệ chia là bao nhiêu. Như trong Ví dụ là Đại hội Cổ đông Thường niên 2018 của Vietcombank tổ chức vào Ngày 27/04/2018 bàn Phân phối Lợi nhuận 2017. Trong đó:
Trong hình: Thông báo Phân phối Lợi nhuận 2017 của Vietcombank tại Đại hội cổ đông Thường niên 2018. Trong đó có Chi trả Cổ tức bằng Tiền mặt là 8% được thông qua.
Thông báo trên được mình Tìm thấy tại mục Nhà Đầu tư hoặc Quan hệ Cổ đông trên Website của Công ty Niêm yết. Với riêng Vietcombank là tại mục Nhà đầu tư / Đại hội đồng cổ đông (Hình ảnh) trên Website của họ. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm dễ dàng trên trang Thông tin Tài chính CafeF tại mục Tải BCTC / Nghị quyết / Nghị quyết Đại hội cổ đông Thường niên (Folder Hình ảnh) với Công ty Niêm yết mà bạn cần.
– Nghị quyết Hội đồng Quản trị về việc Trả Cổ tức: Nghị quyết Hội đồng Quản trị này dựa trên Cơ sở và nhằm cụ thể hóa chủ trương của Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông thông qua vấn đề Chia cổ tức. Thông thường khi ra Nghị quyết Hội đồng Quản trị này thì Cổ tức sẽ sắp được chia. Tiếp tục Xem thêm: Nghị quyết Hội đồng Quản trị của Vietcombank (PDF) hoặc Hình ảnh dưới.
Trong hình: Nghị quyết Hội đồng Quản trị của Vietcombank quyết nghị về việc trả Chi trả Cổ tức 2017 bằng Tiền. Tỷ lệ 8%. Ngày Đăng ký cuối cùng là 08/10/2018 và Ngày Thanh toán Cổ tức là 25/10/2018.
– Thông báo về Ngày Đăng ký Cuối cùng nhận Cổ tức của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán: để thông báo Chốt Danh sách cổ đông nhận Cổ tức ra toàn Thị trường, Công ty Niêm yết lúc này sẽ qua gặp gỡ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (Phòng Đăng ký) để thực hiện việc này. Cơ sở để thực hiện là Nghị quyết và Biên bản Đại hội Cổ đông Thường niên ở trên có thông qua Trả Cổ tức; Nghị quyết và Biên bản Hội đồng Quản trị phê duyệt thanh toán Cổ tức (Như hình ảnh trên); và một số Giấy tờ Đề nghị liên quan khác của Công ty Niêm yết. Khi được thông qua, Trung tâm sẽ gửi thông báo lại Công ty Niêm yết và Sở Giao dịch Chứng khoán. Xem thêm bản Website Thông báo này của Trung tâm:
Trong hình: Bản Website Thông báo của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán về Ngày Đăng ký Cuối cùng Chốt Danh sách cổ đông của Vietcombank nhận Chi trả Cổ tức năm 2017 bằng tiền (Link gốc ảnh)
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm Kiến thức về Ngày Đăng ký Cuối cùng ở Bài viết sau: Ngày Đăng ký Cuối cùng là gì? Xem Thông báo ở đâu mới nhất ở đâu?.
– Thông báo về Ngày Đăng ký Cuối cùng nhận Cổ tức của Sở Giao dịch Chứng khoán: sau khi nhận được Nghị quyết / Biên bản Hội đồng Quản trị phê duyệt thanh toán Cổ tức của Công ty Niêm yết và Thông báo của Trung tâm về Ngày Đăng ký Cuối cùng thì Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ ra Thông báo về việc Chia Cổ tức này. Thông báo sẽ tập trung vào Ngày Giao dịch Không hưởng Quyền. Vì tại Ngày này Giá Cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh Trừ Giá (Nếu là Cổ tức Tiền mặt) hoặc Chia Giá (Nếu là Cổ tức Cổ phiếu).
Trong hình: Thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh về Ngày Đăng ký Cuối cùng và Ngày Giao dịch Không hưởng Quyền của Vietcombank nhận Chi trả Cổ tức năm 2017 bằng tiền.
Liên quan đến Ngày Giao dịch Không hưởng Quyền, bạn có thể xem thêm tại: Ngày Giao dịch Không hưởng Quyền là gì? Tra cứu Lịch Ngày này Ở đâu?.
Ngoài ra, nếu muốn Chi tiết hơn bạn có thể xem thêm Bài viết: Xem Thông tin Cổ tức Ở đâu? Lịch trình Chi Trả Cổ tức để hiểu thêm về phần quan trọng này.
Kiểu Chia Cổ tức và Nguyên tắc Chia Cổ tức Tiền mặt, Cổ tức Cổ phiếu
– Kiểu Chia Cổ tức: Trong năm Tài chính, các Công ty Niêm yết có thể lựa chọn 1 trong 4 kiểu chia:
+ Chỉ chia Cổ tức Tiền mặt.
+ Chỉ chia Cổ tức Cổ phiếu.
+ Chia Hỗn hợp cả 2 loại Cổ tức Tiền mặt và Cổ tức Cổ phiếu.
+ Không Chia gì cả (Có thể bị Lỗ hoặc đang bù Lỗ Lũy kế các năm trước).
Việc Chia Cổ tức kèm Tỷ lệ bao nhiêu % trong năm được thực hiện trên Cơ sở Lợi nhuận Sau thuế sau khi đã có Kiểm toán và được Đại hội Cổ đông Thường niên của Công ty Niêm yết đó thông qua.
Trong hình: Thông báo của HOSE về Ngày Đăng ký Cuối cùng và Ngày Giao dịch Không hưởng Quyền của FPT cho cùng 1 lúc cả 2 Quyền Cổ tức Tiền mặt và Cổ tức Cổ phiếu.
Một số các Công ty Niêm yết có định hướng ổn định thì thường Tỷ lệ Giá trị Cổ tức Tiền mặt / Lợi nhuận sau thuế sẽ lớn và phù hợp cho Chiến lược Đầu tư ăn Cổ tức. Ngược lại và rất phổ biến là các Công ty đang muốn định hướng phát triển tăng trưởng mạnh trong Tương lai thì thường Tỷ lệ Giá trị Cổ tức Tiền mặt / Lợi nhuận sau thuế trên lại rất ít hay Tỷ lệ giữ lại để Tái đầu tư phát triển sẽ nhiều và do đó lại phù hợp với các Nhà Đầu tư, các Quỹ Đầu tư muốn theo đuổi Chiến lược Tăng trưởng hay còn gọi là Chiến lược tập trung vào Tỷ lệ Tái Đầu tư. Một số Công ty Niêm yết thậm chí còn không trả tiền cho Cổ đông.
– Nguyên tắc Chia Cổ tức: việc Chi Trả Cổ tức luôn được thực hiện trên cơ sở Mệnh giá gốc của Cổ phiếu. Hiện tại ở Việt Nam Mệnh giá gốc Cổ phiếu của các Công ty đang Niêm yết được quy định là 10.000 đồng. Xem thêm Khái niệm về Mệnh giá Chứng khoán tại: Mệnh giá Chứng khoán, Cổ phiếu Quỹ và Số lượng Cổ phiếu Đang lưu hành. Đặc biệt là việc Trả Cổ tức bằng Tiền mặt, có rất nhiều bạn mới vẫn lầm tưởng việc Chi Trả này được thực hiện dựa trên Thị giá Cổ phiếu thay vì đúng ra là Mệnh giá gốc của Cổ phiếu – 10.000 ngàn đồng.
Trong hình: Thông báo của HOSE về Ngày Đăng ký Cuối cùng và Ngày Giao dịch Không hưởng Quyền của Vinamilk Tạm ứng Cổ tức đợt 2 năm 2018 bằng tiền (Link gốc ảnh)
Trong hình trên, Ta dễ thấy VNM trả Cổ tức Tiền mặt với Tỷ lệ 10%/mệnh giá. Và vì Cổ phiếu lên sàn luôn có Mệnh giá Cổ phiếu quỹ đổi là 10.000 đồng nên 10% của 10.000 đồng là 1.000 đồng. Tức là nếu ta mua trước khi Chốt Chia Cổ tức Tiền mặt của VNM ta mua 1 cổ phiếu giá 124.000 đồng thì ta chỉ được nhận 1.000 đồng tiền mặt (Chứ không phải là 10% của giá 124.000 đồng như 1 số bạn mới lầm tưởng). Tại thời điểm đó VNM có Tổng số lượng Cổ phiếu Đang lưu hành là: 1.741.411.583 đồng, tức là VNM sẽ phải thanh toán cho Cổ đông tổng lượng tiền là 1.741.411.583 CP x 1.000 đồng / CP = 1.741,411 tỷ đồng (Hơn 1.700 tỷ đồng).
Cách gọi Đơn vị Tỷ lệ Chia Cổ tức Tiền mặt và Cổ tức Cổ phiếu
– Cách gọi Đơn vị Tỷ lệ Chia Cổ tức Tiền mặt: có 2 cách gọi theo tiêu chí là % hoặc Giá trị. Ví dụ: Mã Chứng khoán PLX của Petrolimex Trả Cổ tức Tiền mặt năm 2017 với Tỷ lệ: 30% / Mệnh giá. Và do Mệnh giá Cổ phiếu khi Niêm yết Cổ phiếu trên sàn Chứng khoán Việt Nam được Luật quy định là 10.000 đồng nên bản chất có thể gọi theo theo cách hiểu là: 3.000 đồng cho mỗi Cổ phiếu hay 1 Cổ phiếu được nhận 3.000 đồng. Tuy nhiên cách gọi 30% phía trên vẫn được dùng phổ biến hơn trong thực tế.
Trong hình: Thông báo của HOSE về việc Petrolimex Chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền. Trong đó Tỷ lệ thực hiện là 30% / mệnh giá hay 1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng (Link gốc ảnh)
– Cách gọi Đơn vị Tỷ lệ Trả Cổ tức Cổ phiếu: cũng có 2 cách gọi nhưng theo tiêu chí là % hoặc Tỷ lệ. Ví dụ: Mã Chứng khoán VIC của VinGroup Trả Cổ tức năm 2017 bằng Cổ phiếu với Tỷ lệ: 1.000 : 210. Tức là Cổ đông cứ sở hữu 1.000 cổ phiếu thì sẽ được trả thêm 210 Cổ phiếu mới từ Cổ tức Cổ phiếu trên. Về bản chất cũng có thể hiểu theo Tỷ lệ: 21%. Một số Công ty khác như Mã Chứng khoán HPG của Tập đoàn Hòa Phát lại thông báo Trả Cổ tức năm 2017 bằng Cổ phiếu với Tỷ lệ: 40%. Tức là Cổ đông cứ sở hữu 10 cổ phiếu thì sẽ được trả thêm 4 Cổ phiếu mới từ Cổ tức Cổ phiếu trên.
Trong hình: Thông báo của HOSE về việc VinGroup và Hòa Phát Trả cổ tức năm 2017 bằng Cổ phiếu. Trong đó VIC là Tỷ lệ: 1.000:210 còn HPG là Tỷ lệ: 40%.
Đợt Cổ tức và Số lần Trả Cổ tức
– Số Đợt Cổ tức trả trong năm: cho đến nay thì theo Quy định của Luật, tại Đại hội Cổ đông Thường niên chỉ công bố Loại hình Chia dự kiến là Cổ tức Tiền mặt hay Cổ tức Cổ phiếu và Tổng Tỷ lệ Cổ tức mỗi loại được chia cho toàn năm Tài chính là bao nhiêu. Còn việc Tổng số đó được chia thành mấy đợt và Thời gian Chốt Danh sách, Thời gian Thanh toán trong năm là do Hội đồng Quản trị (HĐQT) quyết định cụ thể (Thường phụ thuộc vào Chu kỳ Kinh doanh, mùa vụ trong năm của Doanh nghiệp). Ngoài ra, theo Thống kê thì các Công ty Niêm yết có thể trả Cổ tức thành 1 hoặc 2 Đợt và có rất ít thành 3 hay thậm chí 4 Đợt vì khá vụn vặt mỗi khi thực hiện các thủ tục liên quan để Chi trả Cổ tức cho Cổ đông.
Trong hình: Thông báo của HOSE vào Ngày 07/11/2018 về việc Sabeco – Bia Sài Gòn Tạm ứng cổ tức lần 2 năm 2017 bằng Tiền và Thông báo trên dựa vào Nghị quyết HĐQT của Bia Sài Gòn ngày 31/10/2018.
– Số lần trả trong năm: cần phải làm rõ 1 khái niệm nữa là Số Lần trả trong năm Dương lịch khác với Số Đợt trả cho năm Tài chính. Thông thường thì hết năm Tài chính, Ví dụ năm 2017, hết Ngày 31/12/2017, trong vòng 90 ngày Công ty Niêm yết sẽ phải mời Công ty Kiểm toán độc lập vào Kiểm toán Số liệu và phải công bố Báo cáo Tài chính Kiểm toán năm 2017. Sau đó ít ngày sẽ tổ chức Đại hội Cổ đông Thường niên 2018 theo quy định, tại Đại hội này sẽ thông qua Tờ trình Cổ tức của năm Tài chính 2017 nhưng sẽ trả sau Đại hội, tức là năm 2018. Như vậy Cổ tức của Năm Tài chính 2017 (Năm nay) sẽ được trả trong năm 2018 (Năm sau) hay Cổ tức trả trong năm 2019 sẽ dựa trên Kết quả Tài chính của 2018 đã được Kiểm toán xác nhận.
Trong hình: Thông báo của HOSE về việc Petrolimex Chi trả cổ tức năm 2016 bằng tiền trong năm 2017 và Chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền trong năm 2018.
Ở trên, Petrolimex trả Cổ tức Tiền mặt 32,24% và 30% cho năm Tài chính 2016 và 2017. Tỷ lệ như vậy được coi là khá cao. Tuy nhiên do Tài chính của Petrolimex có thể là khá tốt nên tất cả dồn 1 lần trả như vậy. Trong thực tế, nhiều Công ty Niêm yết khác lại chọn cách chia nhiều đợt Cổ tức để trả trong năm để cân đối nguồn tài chính trong quá trình Sản xuất Kinh doanh. Ví dụ như Cổ tức cho năm Tài chính 2017 chả hạn thì thông thường các Đợt đầu như Đợt 1, Đợt 2 sẽ được trả vào cuối năm Dương lịch 2017, còn các Đợt cuối như Đợt 3, Đợt 4 chả hạn thì sẽ được trả vào Đầu năm Dương lịch 2018 và sau Đại hội Cổ đông Thường niên 2018 – Khi mà bỏ phiếu chốt nốt Kết quả Kinh doanh và Phân phối Lợi nhuận cho cả năm. Kết quả của các Đợt đầu Cổ tức của Công ty Niêm yết có thể trả thanh toán cho cổ đông được cũng dựa trên Xác nhận của Kiểm toán nhưng là trong Báo cáo Tài chính Soát xét Bán niên 6 tháng đầu năm Tài chính.
Trong hình: 03 Thông báo của HOSE về việc Vinamilk Trả Cổ tức Tiền mặt cho năm Tài chính 2017. Trong đó Đợt 1 và 2 Chốt Danh sách nhận trong Năm Dương lịch 2017. Riêng Đợt 3 là trong năm Dương lịch 2018.
Ở trên, bạn dễ dàng thấy được 3 Thông báo của HOSE về 3 Đợt Trả Cổ tức Tiền mặt của Vinamilk cho Năm Tài chính 2017, gồm:
+ Đợt 1 – Ngày Chốt Danh sách: 15/08/2017 – Tên gọi: Trả cổ tức đợt 1 năm 2017 bằng tiền mặt – Tỷ lệ: 20% – Ngày Thanh toán: 31/08/2017.
+ Đợt 2 – Ngày Chốt Danh sách: 29/12/2017 – Tên gọi: Tạm ứng cổ tức bổ sung đợt 1 năm 2017 bằng tiền mặt – Tỷ lệ: 15% – Ngày Thanh toán: 30/03/2018.
+ Đợt 3 – Ngày Chốt Danh sách: 06/06/2018 – Tên gọi: Thanh toán cổ tức còn lại năm 2017 bằng tiền – Tỷ lệ: 15% – Ngày Thanh toán: 26/06/2018.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm: Lịch Trả Cổ tức của 30 Công ty Niêm yết lớn nhất trong năm 2018.
Như vậy, tại Phần 1 này bạn đã hiểu các Khái niệm cơ bản nhất: Cổ tức là gì? – Cổ tức Tiền mặt là gì? – Cổ tức Cổ phiếu là gì? kèm các vấn đề cơ bản liên quan như: Thông tin Cổ tức được tìm thấy ở đâu, Lịch trình Cổ tức, Kiểu Chia Cổ tức, Nguyên tắc Chia Cổ tức, Tỷ lệ Chia Cổ tức, Cách gọi Đơn vị Cổ tức, Đợt Chia Cổ tức, Số lần Trả Cổ tức. Mình sẽ tiếp tục viết các Bài viết phụ bổ sung khác để bổ sung cho 1 Chủ đề rất lớn này trong thời gian tới.
Chúc các bạn đầu tư thành công!